Đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là ai?
Đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu là ai?
Quy định đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu tại Điều 27 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường
1. Nhà tạo lập thị trường có các quyền lợi sau:
a) Là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu;
b) Được ưu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và công trái xây dựng Tổ quốc theo phương thức bảo lãnh;
c) Được tham gia trao đổi định kỳ về công tác phát hành và định hướng chính sách phát triển thị trường trái phiếu trong từng thời kỳ với Bộ Tài chính;
d) Được Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ để đảm bảo thanh khoản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
đ) Được ưu tiên tham gia các phiên thỏa thuận mua lại hoặc thỏa thuận hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính.
2. Nhà tạo lập thị trường có các nghĩa vụ sau:
a) Tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
b) Hàng năm tham gia mua (mua cho mình hoặc cho khách hàng) công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ;
c) Thực hiện nghĩa vụ cam kết chắc chắn chào giá mua, chào giá bán hàng ngày đối với các công cụ nợ chuẩn theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ.
d) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua công cụ nợ của Chính phủ;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo năm và báo cáo định kỳ 6 tháng theo Mẫu số 03 và Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, nhà tạo lập thị trường là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành, mua lại hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo phương thức đấu thầu.
Và nhà tạo lập thị trường có nghĩa vụ tham gia dự thầu tại các phiên đấu thầu phát hành công cụ nợ của Chính phủ theo thông báo của Bộ Tài chính trong từng thời kỳ.
Phát hành công cụ nợ (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ?
Việc triển khai việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ thuộc trách nhiệm của cơ quan quy định tại Điều 36 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn các bước tổ chức phát hành, giao dịch, mua lại, hoán đổi, thanh toán công cụ nợ của Chính phủ và các chi phí có liên quan; nghiệp vụ phát hành trái phiếu Chính phủ đề đảm bảo thanh khoản cho nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì xây dựng đề án phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, đề án phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Quyết định về khung lãi suất phát hành công cụ nợ Chính phủ tại thị trường trong nước.
4. Tổ chức triển khai việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu quốc tế theo quy định tại Nghị định này.
5. Lựa chọn và công bố danh sách nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Nghị định này.
6. Thực hiện các nghiệp vụ tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ thông qua mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thu thập, cung cấp thông tin tài liệu để làm việc với tổ chức tư vấn, tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia và mức xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu quốc tế dự kiến phát hành.
8. Tổng hợp, theo dõi và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phát hành công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu quốc tế theo quy định.
Tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được sử dụng thế nào?
Việc sử dụng tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được quy định tại Điều 9 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Sử dụng nguồn vốn phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.
2. Toàn bộ số tiền thu từ phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công và mục đích phát hành phiếu quốc tế được Chính phủ phê duyệt quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
Như vậy, toàn bộ tiền thu được từ phát hành công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước được tập trung vào ngân sách trung ương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản pháp luật liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?