Đối tượng của giám sát ngân hàng là ai? Việc thực hiện giám sát ngân hàng dựa trên những căn cứ nào?
Đối tượng của giám sát ngân hàng là ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:
Đối tượng thanh tra và đối tượng giám sát
...
2. Đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng giám sát ngân hàng):
a) Đối tượng giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
b) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
c) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về đối tượng giám sát ngân hàng như sau:
Đối tượng giám sát ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Theo quy định trên, đối tượng giám sát ngân hàng gồm:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng.
+ Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
+ Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Giám sát ngân hàng (Hình từ Internet)
Việc thực hiện giám sát ngân hàng dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về căn cứ thực hiện giám sát ngân hàng như sau:
Căn cứ thực hiện giám sát ngân hàng
1. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Điều lệ và các văn bản, chính sách nội bộ của đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Báo cáo tài chính, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo hoạt động định kỳ.
4. Báo cáo thống kê.
5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
6. Các thông tin, tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc thực hiện giám sát ngân hàng dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 26 nêu trên.
Đối tượng giám sát ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng có những quyền và nghĩa vụ nào?
Theo Điều 28 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng
1. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định tại Điều 57 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Tiếp nhận, thực hiện các khuyến nghị, cảnh báo của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng về rủi ro và nguy cơ gây mất an toàn hoạt động, vi phạm pháp luật; triển khai các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, xử lý rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật.
3. Thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
4. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 57 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đối tượng giám sát ngân hàng
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Theo Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thanh tra, giám sát, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Báo cáo, giải trình đối với kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
3. Thực hiện kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
4. Thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối tượng giám sát ngân hàng trong hoạt động giám sát ngân hàng có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 28 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?