Đối tượng chuyển giao công nghệ có bao gồm giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ không?
Đối tượng chuyển giao công nghệ có bao gồm giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Đối tượng công nghệ được chuyển giao
1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo quy định trên, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ được một trong những đối tượng chuyển giao công nghệ.
Đối tượng chuyển giao công nghệ có bao gồm giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ không? (Hình từ internet)
Hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện theo hình thức và phương thức nào?
*Hình thức chuyển giao công nghệ
Căn cứ Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định hình thức chuyển giao công nghệ như sau:
(1) Chuyển giao công nghệ độc lập.
(2) Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
- Dự án đầu tư;
- Góp vốn bằng công nghệ;
- Nhượng quyền thương mại;
- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
- Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
(3) Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 phải được lập thành hợp đồng;
Việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
* Phương thức chuyển giao công nghệ
Căn cứ Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định phương thức chuyển giao công nghệ như sau:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP, giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
* Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
(1) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
(2) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;
(3) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau:
- Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có);
- chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước;
- Chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;
(4) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
(5) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
(6) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm (1) (2) (3) (4) và (5) hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
* Giá chuyển giao công nghệ
Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?