Đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội được tổ chức bao lâu 1 lần? Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì?
Đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội được tổ chức bao lâu 1 lần?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 46 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn cơ sở để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định:
a) Tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên và tổ chức đối thoại khi có vụ việc.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc;
b) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (sau đây viết gọn là Nghị định số 145/2020/NĐ-CP);
c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;
d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;
đ) Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định;
e) Nội dung khác (nếu có).
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn cơ sở để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội định kỳ ít nhất 01 năm một lần.
Lưu ý:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn cơ sở để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội theo yêu cầu của một hoặc các bên và tổ chức đối thoại khi có vụ việc.
Đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội được tổ chức bao lâu 1 lần? Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Công đoàn cơ sở có trách nhiệm gì khi đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 46 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
...
3. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc;
c) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.
4. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm:
a) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;
b) Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về nội dung quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp;
c) Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;
d) Tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động, công đoàn cơ sở tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định, phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động tại nơi làm việc và quy định cụ thể trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp.
Như vậy, khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong Quân đội thì Công đoàn cơ sở có trách nhiệm, cụ thể như sau:
- Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;
- Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về nội dung quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp;
- Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;
- Tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Người lao động trong Quân đội được tham gia ý kiến về những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Thông tư 122/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Theo đó, người lao động trong Quân đội được tham gia ý kiến về những nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động;
(2) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
(3) Đề xuất nội dung đối thoại, thương lượng tập thể;
(4) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
(5) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
(6) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp;
(7) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
- Đáp án Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử 50 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận và Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?