Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào?

Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào? Cơ quan nào có nhiệm vụ trình Chính phủ việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?

Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào?

Hiện nay, Hiến pháp 2013 hay các văn bản quy phạm pháp luật khác vẫn chưa có khái niệm cụ thể cho "Đối tác chiến lược toàn diện". Tuy nhiên theo công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế thì "Đối tác chiến lược toàn diện" được hiểu như sau:

Đối tác chiến lược toàn diện là một dạng thức quan hệ có tầm quan trọng lớn và có tính chiến lược, dài hạn giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế và là một hình thức của quan hệ đối tác chiến lược bên cạnh các hình thức khác như đối tác chiến lược, đối tác chiến lược lựa chọn theo từng lĩnh vực, đối thoại chiến lược,...

Hiện nay đối tác chiến lược toàn diện là cấp cao nhất trong hệ thống thứ bậc đối tác ngoại giao ở Việt Nam. Với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, các bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực mà các bên cùng có lợi và hướng tói lòng tin chiến lược.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Căn cứ theo Điều 12 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 12.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Theo đó, Việt nam sẽ xác lập quan hệ ngoại giao với các nước dựa trên cơ sở:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;

- Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào?

Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có nhiệm vụ trình Chính phủ việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?

Theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
...

Theo đó, Bộ Ngoại giao là cơ quan có nhiệm vụ trình Chính phủ việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước.

Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác lãnh sự?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong công tác lãnh sự được quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP như sau:

(1) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;

(2) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

(3) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;

(4) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ Ngoại giao
Quan hệ ngoại giao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức BRICS là gì và bao gồm những quốc gia nào? Cơ quan nào có nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?
Pháp luật
Nhóm kinh tế BRICS là gì? Về công tác ngoại giao kinh tế Bộ Ngoại giao Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Đối tác chiến lược toàn diện là gì? Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước được thiết lập dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phát hành các văn bản của Bộ Ngoại giao vào thời điểm nào?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Ngoại giao phải báo cáo kết quả thực hiện chương trình công tác của Bộ vào những thời gian nào?
Pháp luật
Nhà nước sẽ bảo hộ và kịp thời đưa đón công dân, đồng bào Việt Nam ở Ukraina về nước an toàn trong thời chiến sự?
Pháp luật
Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ, quyền hạn gì về công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ hoạt động đối ngoại địa phương?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao có phải thành viên Chính phủ không? Bộ Ngoại giao có tối đa bao nhiêu Thứ trưởng?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là ai? Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao?
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao do ai bổ nhiệm? Mức lương của chức danh Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Ngoại giao
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
2,340 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Ngoại giao Quan hệ ngoại giao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Ngoại giao Xem toàn bộ văn bản về Quan hệ ngoại giao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào