Đội ngũ giáo viên hoạt động giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Đội ngũ giáo viên hoạt động giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Đội ngũ giáo viên hoạt động giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT như sau:
Đội ngũ giáo viên
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để tổ chức giảng dạy các môn học, phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học được tổ chức giảng dạy.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đủ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để tổ chức giảng dạy các môn học, phù hợp với khối lượng kiến thức của các môn học được tổ chức giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên hoạt động giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa của giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những tài liệu như thế nào?
Hồ sơ giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa của giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy
1. Hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông của cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) Kế hoạch giảng dạy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Sổ theo dõi và đánh giá người học theo lớp học (theo mẫu tại Phụ lục III của Thông tư này);
c) Sổ ghi đầu bài;
d) Sổ quản lý cấp phát Giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
2. Hồ sơ giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa của giáo viên gồm:
a) Kế hoạch giảng dạy của giáo viên;
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án);
c) Sổ theo dõi và đánh giá người học của giáo viên (theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này).
3. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
4. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giảng dạy được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa của giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những tài liệu sau:
- Kế hoạch giảng dạy của giáo viên;
- Kế hoạch bài dạy (giáo án);
- Sổ theo dõi và đánh giá người học của giáo viên (theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này).
Giáo viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Giáo viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo
1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
2. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
5. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
6. Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
8. Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
9. Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
- Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
- Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?