Đọc file sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào? STK tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ có thay đổi không?
- Đọc file sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào? STK tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ có thay đổi không?
- Việc tổ chức quyên góp tiền tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định như thế nào?
- Cá nhân có hành vi ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm tù?
Đọc file sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như thế nào? STK tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ có thay đổi không?
>> Xem thêm: Thống kê thiệt hại bão Yagi ngày 14 9 2024: Số người chết, mất tích; số người bị thương
>>> Xem thêm: Công cụ check var sao kê danh sách đóng góp bão số 3 yagi
>>> Danh sách sao kê tiền từ thiện của Vietinbank đến 12/9 ủng hộ lũ lụt miền Bắc
Theo Mục II Hướng dẫn 38/HD-MTTW-BTT năm 2020, số tài khoản tiếp nhận tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc của Mặt trận Tổ quốc như sau:
(1) Chuyển qua số tài khoản:
I. TÀI KHOẢN VND TẠI KHO BẠC:
Tên Tài khoản: Văn phòng Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Số Tài khoản: 3713.0.1058784.00000
Mã đơn vị quan hệ ngân sách: 1058784
Tại Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
II. TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG:
1. TÀI KHOẢN VND TẠI VIETINBANK
1.1. Tài khoản VND
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản: CT1111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
1.2. Tài khoản USD
Tên tài khoản: Ban Vận động cứu trợ Trung ương
Số tài khoản: 110630051111
Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội
2. TÀI KHOẢN TẠI VIETCOMBANK
2.1. Tài khoản VND
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.193241.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
2.2. Tài khoản USD
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVNVX
(2) Tiền mặt
Phòng Kế hoạch-Tài chính (phòng 109, phòng 111) Văn phòng Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 46 Tràng Thi – Hà Nội.
>>> Xem chi tiết file sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tại đây
* Sau đây là cách đọc sao kê ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam đúng và dễ hiểu nhất:
- Thứ nhất, chu kỳ sao kê: Chu kỳ sao kê cho biết phạm vi sao kê bắt đầu từ ngày nào và kết thúc từ ngày nào. Theo sao kê của ngân hàng của Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thực hiện từ ngày 01/09/2024 đến ngày 10/09/2024.
- Thứ hai, thông tin của chủ tài khoản: Tên, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ gửi thư điện tử của chủ tài khoản sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hàng để xác minh bảng sao kê này chính xác của người yêu cầu sao kê.
- Thứ ba, Thông tin Ngân hàng: Thông tin này bao gồm tên, số điện thoại, trang web của ngân hàng và các thông tin quan trọng khác về thời gian và cách thức liên hệ với ngân hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
- Thứ tư, thông tin hoạt động tài khoản: Từ bản sao kê ngân hàng, có thể quan sát chi tiết về mọi giao dịch ngân hàng đã diễn ra qua tài khoản.
>>> Xem thêm: Cập nhập file sao kê MTTQ Việt Nam mới nhất?
>> Hướng dẫn cách check var file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết
>>> Sao kê là gì? Sao kê tài khoản ngân hàng là gì?
>>> Đã có File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 mới nhất ngày 13/9
Đọc file sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đọc như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức quyên góp tiền tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định như thế nào?
Theo Mục I Hướng dẫn 38/HD-MTTW-BTT năm 2020 có quy định như sau:
* Đối với địa phương không bị ảnh hưởng do lũ lụt
(1) Tổ chức vận động quyên góp
- Tùy tình hình thực tế, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cứu trợ các tỉnh, thành phố báo cáo với cấp ủy phối hợp với chính quyền để tổ chức vận động quyên góp cho phù hợp
- Số tiền vận động quyên góp được chuyển về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Cứu trợ Trung ương) để cân đối phân bổ cho các địa phương bị thiệt hại.
(2) Không tổ chức vận động quyên góp
Trường hợp không thể tổ chức vận động quyên góp thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Cứu trợ cấp tỉnh trích số tiền cứu trợ còn dư từ đợt trước (nếu có) chuyển về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Cứu trợ Trung ương) để cân đối phân bổ hỗ trợ các tỉnh bị lũ lụt.
* Đối với địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Cứu trợ cấp tỉnh:
- Phối hợp với chính quyền và các ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rà soát, nắm chắc tình hình thiệt hại về người, tài sản để thực hiện công tác cứu trợ; tổ chức tiếp nhận và phân bổ kịp thời tiền, hàng ủng hộ của Trung ương, các địa phương và các đơn vị, cá nhân…
Trước mắt tập trung hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, bố trí các gia đình có nhà bị sập, đổ, trôi có chỗ ở ổn định cuộc sống…
- Vận động Nhân dân trong từng cộng đồng dân cư, từng địa phương cơ sở chủ động giúp đỡ lẫn nhau.
- Thường xuyên công khai kết quả tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng cứu trợ; danh sách cá nhân, hộ gia đình được nhận tiền, hàng hỗ trợ để Nhân dân biết, giám sát; bảo đảm việc hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ.
- Báo cáo cấp ủy, phối hợp với chính quyền, các đoàn thể nhân dân tổ chức giám sát và quản lý hoạt động hỗ trợ tự phát, không báo cáo, xin phép chính quyền địa phương của các cá nhân, các nhóm nhằm đảm bảo việc hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại công bằng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lợi dụng việc vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân, nhóm người để trục lợi cũng như để đảm bảo tài sản, tính mạng của các tổ chức, cá nhân đến thăm, hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân địa phương.
Cá nhân có hành vi ăn chặn tiền từ thiện ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, cá nhân có hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị quy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
Cá nhân có thể phải chịu mức phạt tù cao nhất lên đến chung thân tùy theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, hành vi ăn chặn tiền từ thiện cũng có thể dược xem là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nêu trên thì mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 20 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?