Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là gì?
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là gì?
- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là khi nào?
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 09/2011/TT-BTC thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hóa, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế GTGT, bao gồm:
(1) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí quản lý đơn bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100% (không kể giám định hộ giữa các doanh nghiệp thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập) sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho mỗi bên không bao gồm thuế GTGT.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh nghiệp để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các doanh nghiệp trực thuộc hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ.
(2) Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Các khoản thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là khi nào?
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2011/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm là thời điểm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động môi giới bảo hiểm là thời điểm hợp đồng bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm là thời điểm bản thanh toán về tái bảo hiểm được xác nhận. Thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động tái bảo hiểm cũng là thời điểm xác định chi phí của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm là gì?
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhận một khoản phí tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
Nhượng tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài trên cơ sở thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, bao gồm: tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?