Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào? Doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm nào?
- Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm như thế nào?
- Tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân có những hình thức nào?
- Người nào có thẩm quyền quyết định tổ chức xét tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân?
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 66 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2024) như sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và nơi cư trú.
- Giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác ổn định và phát triển liên tục từ 07 năm trở lên khi tham gia danh hiệu, giải thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và từ 05 năm trở lên khi tham gia xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị).
Trường hợp doanh nhân tham gia điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc chuyển việc thì được cộng dồn thời gian tham gia điều hành các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác để tính làm điều kiện tham gia xét danh hiệu, giải thưởng.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp.
- Có sáng kiến cải tiến, biện pháp quản lý hoặc ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua, có đóng góp, ủng hộ và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức kinh tế khác tại địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng (nếu có) trong doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác do doanh nhân quản lý phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật; có doanh thu; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động ổn định và có tăng trưởng; không bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, đình công, ngừng việc tập thể.
Trước đây, căn cứ tại Điều 7 Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg (Hết hiệu lực ngày 01/01/2024), có quy định về điều kiện tham dự của doanh nhân, doanh nghiệp như sau:
Điều kiện tham dự của doanh nhân, doanh nghiệp
Các doanh nhân và doanh nghiệp được tham dự xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng phải thực hiện đúng các điều kiện theo ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh hoặc được cấp phép đầu tư; cụ thể như sau:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển;
3. Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động;
5. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;
6. Thực hiện nghiêm các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhân và doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động;
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển;
- Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo đời sống, việc làm ổn định cho người lao động;
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Thực hiện nghiêm các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhân và doanh nghiệp.
Doanh nhân được tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm như thế nào?
Doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm được quy định tại Điều 64 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2024) như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác được trao tặng danh hiệu, giải thưởng
1. Được nhận Cúp, Giấy chứng nhận và tiền thưởng (nếu có) do cơ quan, đơn vị tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng quy định và chứng nhận. Có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng danh hiệu, giải thưởng.
2. Có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được. Không được lợi dụng danh hiệu, giải thưởng đã được tặng để có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, doanh nhân tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm như sau:
- Được nhận Cúp, Giấy chứng nhận và tiền thưởng (nếu có) do cơ quan, đơn vị tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng quy định và chứng nhận. Có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng danh hiệu, giải thưởng.
- Có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được. Không được lợi dụng danh hiệu, giải thưởng đã được tặng để có hành vi vi phạm pháp luật.
Trước đây, căn cứ tại Điều 11 Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg (Hết hiệu lực ngày 01/01/2024), có quy định về quyền lợi và trách nhiệm như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm
1. Doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng được nhận Cúp và Giấy chứng nhận danh hiệu, giải thưởng.
2. Doanh nhân, doanh nghiệp được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng giải thưởng; được ưu tiên khi xét tham gia các chương trình xúc tiến thương mại (ở trong nước và nước ngoài).
3. Doanh nhân, doanh nhân được tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các bài học kinh nghiệm, giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiêp tham dự xét tôn vinh danh hiệu thì có quyền lợi và trách nhiệm như sau:
- Doanh nhân được tôn vinh danh hiệu được nhận Cúp và Giấy chứng nhận danh hiệu.
- Doanh nhân được tôn vinh danh hiệu có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu trưng giải thưởng; được ưu tiên khi xét tham gia các chương trình xúc tiến thương mại (ở trong nước và nước ngoài).
- Doanh nhân được tôn vinh danh hiệu có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các bài học kinh nghiệm, giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được.
Tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân có những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg, có quy định về hình thức tôn vinh danh hiệu và giải thưởng như sau:
Hình thức tôn vinh danh hiệu và giải thưởng
1. Giấy chứng nhận danh hiệu, giải thưởng.
2. Cúp lưu niệm (hoặc các phần thưởng khác).
3. Giấy chứng nhận danh hiệu, giải thưởng, Cúp lưu niệm do ban tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng quy định và chứng nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân có các hình thức sau:
- Giấy chứng nhận danh hiệu.
- Cúp lưu niệm (hoặc các phần thưởng khác).
- Giấy chứng nhận danh hiệu, Cúp lưu niệm do ban tổ chức xét tôn vinh danh hiệu quy định và chứng nhận.
Người nào có thẩm quyền quyết định tổ chức xét tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân?
Người có thẩm quyền quyết định tổ chức xét tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân được quy định tại Điều 63 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/01/2024) như sau:
Thẩm quyền quyết định việc tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng
1. Thủ trưởng bộ, ngành, đoàn thể trung ương quyết định việc tổ chức tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tổ chức tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh.
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định tổ chức xét tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân là:
- Thủ trưởng bộ, ngành, đoàn thể trung ương quyết định việc tổ chức tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân thuộc ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tổ chức tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh.
Trước đây, căn cứ tại Điều 6 Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 51/2010/QĐ-TTg (Hết hiệu lực ngày 01/01/2024), có quy định về thẩm quyền quyết định như sau:
Thẩm quyền quyết định
1. Phạm vi tổ chức toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ).
2. Phạm vi tổ chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Cơ quan thi đua, khen thưởng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng.
Như vậy, thì người có thẩm quyền quyết đinh tổ chức xét tôn vinh danh hiệu cho doanh nhân là:
- Phạm vi tổ chức toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ).
- Phạm vi tổ chức cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?