Doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế xuất khẩu hay không?
- Doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế xuất khẩu hay không?
- Chi nhánh của doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn có thể nộp thuế xuất khẩu thay cho doanh nghiệp hay không?
- Thời điểm tính thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu vào khu phi thuế quan là khi nào?
Doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế xuất khẩu hay không?
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, theo đó:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đối tượng chịu thuế nhập khẩu có bao gồm hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.
Như vậy, trường hợp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn từ thị trường trong nước vào khu vào khu phi thuế quan thì doanh nghiệp phải chịu thuế xuất khẩu. (Đối tượng người nộp thuế theo Điều 3 Luật này).
Doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế xuất khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Chi nhánh của doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn có thể nộp thuế xuất khẩu thay cho doanh nghiệp hay không?
Người nộp thuế được quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, theo đó:
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì vẫn có trường hợp người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, trong đó có trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
Cho nên chi nhánh của doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn có thể nộp thuế xuất khẩu thay cho doanh nghiệp khi được doanh nghiệp ủy quyền.
Thời điểm tính thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu vào khu phi thuế quan là khi nào?
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế được quy định tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, theo đó:
Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Theo đó, thời điểm tính thuế xuất khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan (hoặc đăng ký tờ khai hải quan mới) như quy định trên.
Do đó, thời điểm tính thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn vào khu vào khu phi thuế quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan (hoặc đăng ký tờ khai hải quan mới).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?