Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?

Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có những quyền gì? Việc sở hữu trong kinh doanh viễn thông được thực hiện như thế nào?

Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?

Căn cứ theo điểm a khoản 29 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
29. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập, sở hữu mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng không thiết lập, không sở hữu mạng viễn thông công cộng.
...

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc kết nối mạng viễn thông công cộng như sau:

Kết nối mạng viễn thông công cộng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
c) Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;
b) Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;
c) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
...

Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập, sở hữu mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng không được phân biệt đối xử về giá dịch vụ và dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?

Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có những quyền gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật Viễn thông 2023 quy định về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
...
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
d) Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
...

Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:

+ Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

+ Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;

+ Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;

+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;

+ Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;

+ Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;

+ Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;

+ Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Việc sở hữu trong kinh doanh viễn thông được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

- Nhà nước duy trì phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước để bảo đảm chi phối hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Viễn thông 2023.

- Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần tối đa mà một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong 02 hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Doanh nghiệp viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông đổi số thuê bao viễn thông không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ viễn thông cách thức quay số bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Kết nối viễn thông là gì? Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối viễn thông của mình với doanh nghiệp khác không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông được giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Nhà nước không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý giá dịch vụ viễn thông? Căn cứ định giá dịch vụ viễn thông là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp điểm truy nhập mạng viễn thông và các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết khi nào?
Pháp luật
Phát hiện hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho ai?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có thể mua lưu lượng của doanh nghiệp khác bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có thể tiết lộ thông tin người sử dụng dịch vụ khi người này có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thông báo cho ai theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
133 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào