Doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không?
Doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không?
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý để thực hiện chính sách của Nhà nước về hoạt động viễn thông công ích. (khoản 1 Điều 31 Luật Viễn thông 2023)
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Viễn thông 2023 có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
...
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá dịch vụ theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động viễn thông của doanh nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo;
...
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
...
Như vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng đều có nghĩa vụ đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Doanh nghiệp viễn thông có bắt buộc đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam không? (hình từ internet)
Doanh nghiệp viễn thông được cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê mạng viễn thông không?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Viễn thông 2023 quy định về hoạt động bán buôn trong viễn thông như sau:
Hoạt động bán buôn trong viễn thông
1. Hoạt động bán buôn trong viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê mạng viễn thông hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của mình để phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông.
2. Hoạt động bán buôn trong viễn thông thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Bảo đảm cung cấp dịch vụ với giá và các điều kiện liên quan công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử;
b) Minh bạch thông tin về giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê mạng viễn thông để phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó, hoạt động này được gọi là hoạt động bán buôn trong viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông được đơn phương chấm dứt hợp đồng người sử dụng dịch vụ viễn thông hay không?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp viễn thông được đơn phương chấm dứt hợp đồng người sử dụng dịch vụ viễn thông, cụ thể là được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
- Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông.
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?