Doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại muốn được hỗ trợ lãi suất cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?
- Doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại muốn được hỗ trợ lãi suất cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?
- Việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Khoản tiền hỗ trợ lãi suất được chuyển cho doanh nghiệp hay được giảm trừ vào số tiền phải trả của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại muốn được hỗ trợ lãi suất cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP có quy định trường hợp doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay, cụ thể như sau:
"2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất (sau đây gọi là khách hàng) thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi (H), du lịch (N79), dịch vụ lưu trú, ăn uống (I), giáo dục và đào tạo (P), nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (A), công nghiệp chế biến, chế tạo (C), xuất bản phần mềm (J582), Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62), hoạt động dịch vụ thông tin (J-63); trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg .
b) Có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố."
Đồng thời, Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP cũng có quy định điều kiện để được hỗ trợ lãi suất, gồm:
"Điều 4. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất
1. Khách hàng có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
2. Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.
3. Khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
b) Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ."
Như vậy, doanh nghiệp nếu thuộc nhóm đối tượng tại khoản 2 Điều 2 nêu trên, đồng thời có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; bên cạnh đó, khoản vay của doanh nghiệp là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này và chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác, thì doanh nghiệp sẽ được nhận hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Hiện tại, doanh nghiệp bạn đã đáp ứng được điều kiện ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023. Bạn cần đối chiếu các điều kiện còn lại với tình hình thực tế ở doanh nghiệp mình để xác định xem đã đủ điều kiện được nhận hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước hay chưa.
Doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại muốn được hỗ trợ lãi suất cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?
Việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất
1. Việc hỗ trợ lãi suất bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh trục lợi chính sách.
2. Ngân sách nhà nước bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất để các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng.
3. Ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng quy định, tạo thuận lợi cho khách hàng.
4. Khách hàng có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi theo đánh giá nội bộ của ngân hàng thương mại, sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất đúng mục đích, có trách nhiệm trong việc phối hợp với ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất.
5. Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
6. Ngân hàng thương mại dừng hỗ trợ lãi suất sau thời điểm 31 tháng 12 năm 2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước."
Khoản tiền hỗ trợ lãi suất được chuyển cho doanh nghiệp hay được giảm trừ vào số tiền phải trả của doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định về phương thức hỗ trợ lãi suất tại Điều 6 Nghị định 31/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Phương thức hỗ trợ lãi suất
Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho khách hàng số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam."
Theo đó, khoản tiền được hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp từ ngân sách nhà nước sẽ được ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?