Doanh nghiệp tư nhân được trừ mọi khoản chi vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có đủ hóa đơn chứng từ?
- Doanh nghiệp tư nhân được trừ mọi khoản chi vào thu nhập chịu thuế doanh nghiệp khi có đủ hóa đơn chứng từ?
- Khoản chi có chứng từ của doanh nghiệp tư nhân cho việc trả tiền phạt vi phạm hành chính thì có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
- Doanh nghiệp tư nhân phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?
Doanh nghiệp tư nhân được trừ mọi khoản chi vào thu nhập chịu thuế doanh nghiệp khi có đủ hóa đơn chứng từ?
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013, khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 theo đó:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ haimươi triệu đồng trở lênphải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a)Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
...
Như vậy, thứ nhất, không phải những khoản chi nào cũng được trừ, như quy định ở trên thì những trường hợp quy định tại khoản 2 là những khoản chi không được trừ dù có đủ hóa đơn, chứng từ.
Thứ hai, ngoài những khoản chi quy định tại khoản 2 thì các khoản chi còn lại chỉ được trừ khi đáp ứng 2 điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1.
Do đó, không phải khoản chi nào doanh nghiệp tư nhân cũng được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp dù có đủ hóa đơn chứng từ.
Doanh nghiệp tư nhân được trừ mọi khoản chi vào thu nhập chịu thuế doanh nghiệp khi có đủ hoá đơn chứng từ? (Hình từ Internet)
Khoản chi có chứng từ của doanh nghiệp tư nhân cho việc trả tiền phạt vi phạm hành chính thì có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 theo đó:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
h) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
i) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;
p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm những khoản chi được liệt kê nêu trên bao gồm khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.
Do đó, đối với trường hợp khoản chi có chứng từ của doanh nghiệp cho việc trả tiền phạt vi phạm hành chính thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?
Nơi nộp thuế được quy định tại Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 theo đó:
Nơi nộp thuế
1. Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Việc nộp thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn về nơi nộp thuế quy định tại Điều này.
Quy định về nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo từng trường hợp cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?