Doanh nghiệp tư nhân có được ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh hay không? Chứng thư bảo lãnh phải có những nội dung cơ bản nào?
Doanh nghiệp tư nhân có được xem là tổ chức có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
"Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác."
Theo đó, tổ chức phải được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự 2015; tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Dẫn chiếu Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
"Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì:
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một người làm chủ nên cơ cấu tổ chức của công ty còn đơn giản, quy mô hoạt động còn hạn chế.
- Không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân có được ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh hay không?
Doanh nghiệp tư nhân có được ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về chứng thư bảo lãnh như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
7. “Chứng thư bảo lãnh tín dụng” là cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với bên nhận bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo lãnh.
..."
Ngoài ra, căn cứ Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
..."
Theo quy định trên thì ngân hàng sẽ không cấp tín dụng (bao gồm chứng thư bảo lãnh) cho doanh nghiệp tư nhân vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, mà sẽ cấp cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
Chứng thư bảo lãnh phải có những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về nội dung cơ bản của chứng thư bảo lãnh như sau:
"Điều 24. Chứng thư bảo lãnh
...
2. Nội dung của Chứng thư bảo lãnh bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;
b) Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
c) Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
đ) Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;
g) Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;
h) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
..."
Theo đó, chứng thư bảo lãnh đúng quy định phải đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?