Doanh nghiệp trong làng nghề di dời vào cụm công nghiệp làng nghề có được hỗ trợ chi phí lắp đặt máy móc không?
Doanh nghiệp trong làng nghề di dời vào cụm công nghiệp làng nghề có được hỗ trợ chi phí lắp đặt máy móc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp
...
2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp do địa phương thực hiện gồm:
a) Hoạt động phát triển cụm công nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp; điều tra, khảo sát các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di dời, đầu tư vào cụm công nghiệp; lập, thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp; hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cụm công nghiệp;
c) Hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư, chi phí vận chuyển, lắp đặt máy móc, dây chuyền thiết bị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình trong làng nghề, khu dân cư di dời vào trong cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp trong làng nghề di dời vào cụm công nghiệp làng nghề được ngân sách địa phương hỗ trợ chi phí lắp đạt máy móc.
Ngoài ra, doanh nghiệp trong làng nghề di dời vào cụm công nghiệp làng nghề còn được hỗ trợ kinh phí lập dự án đầu tư, chi phí vận chuyển, lắp đặt dây chuyền thiết bị. Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Doanh nghiệp trong làng nghề di dời vào cụm công nghiệp làng nghề có được hỗ trợ chi phí lắp đặt máy móc không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp làng nghề có nghĩa vụ gì theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 32/2024/NĐ-CP thì doanh nghiệp trong cụm công nghiệp làng nghề có các nghĩa vụ sau:
(1) Sử dụng đất, triển khai dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng nội dung hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
Trường hợp quá thời hạn quy định phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gia hạn theo quy định.
(2) Đối với dự án đầu tư trong cụm công nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về:
- Đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê;
- Bảo hiểm, lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an ninh trật tự, an toàn xã hội;
Nộp các khoản tiền sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng, tiện ích khác theo thỏa thuận.
(3) Tham gia tích cực vào việc thu hút lao động, giải quyết việc làm tại địa phương, ưu tiên lao động thuộc diện chính sách, hộ gia đình bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.
(4) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của dự án đầu tư trong cụm công nghiệp gửi cơ quan thống kê trên địa bàn theo quy định của Luật Thống kê 2015, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.
(5) Thực hiện các nghĩa vụ, quy định khác của pháp luật.
Cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 32/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 05 ha.
2. Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
...
Như vậy, cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề, có nghề truyền thống.
Riêng đối với cụm công nghệp làng nghề sẽ có quy mô diện tích tối thiểu là 5ha và tối đa là 75ha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?