Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tăng tương ứng bao nhiêu?
- Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị tăng nặng mức xử phạt khi có các tình tiết nào?
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
...
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Như vậy, đối với doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh.
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tăng tương ứng bao nhiêu?
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức tối đa trong khung theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Theo quy định trên, thì nếu trong quá trình xử lý vi phạm doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ mà phát hiện có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt được điều chỉnh tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị tăng nặng mức xử phạt khi có các tình tiết nào?
Doanh nghiệp thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bị tăng nặng mức xử phạt khi có các tình tiết quy định tại điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm;
c) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc;
d) Vi phạm lần đầu.
2. Tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
d) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
đ) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
e) Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
3. Các tình tiết đã được sử dụng để áp dụng chính sách khoan hồng không được tính là một tình tiết giảm nhẹ.
Như vậy, những tình tiết được xem là tính tiết tăng nặng đối với doanh nghiệp có hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ bao gồm:
- Vi phạm có tổ chức;
- Vi phạm nhiều lần; tái phạm;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc, những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
- Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc cơ quan có thẩm quyền khác đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm;
- Vi phạm có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?