Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập không?
- Doanh nghiệp thẩm định giá có bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp hay không?
Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá và không trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân".
Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp thẩm định giá buộc phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập không?
Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập không, căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
...
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
...
Theo đó, Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền xử phạt đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. (Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP)
Ngoài ra, Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.
Như vậy, Giám đốc Công an cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp thẩm định giá trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định của pháp luật và buộc doanh nghiệp thẩm định giá phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp đúng quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá có bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp hay không?
Doanh nghiệp thẩm định giá có phải thực hiện nghĩa vụ trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp hay không,căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 53 Luật Giá 2023 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
...
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
a) Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện thẩm định giá theo đúng hợp đồng thẩm định giá và lĩnh vực chuyên môn được phép thực hiện; bố trí thẩm định viên về giá, người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện để thẩm định viên về giá thực hiện hoạt động thẩm định giá độc lập, khách quan;
c) Xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá để phát hành và cung cấp chứng thư thẩm định giá cho khách hàng thẩm định giá;
d) Bảo đảm chứng thư thẩm định giá phát hành tuân thủ các quy định của Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam, trừ trường hợp khách hàng thẩm định giá cố tình cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá; chịu trách nhiệm trước khách hàng về việc cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng đã ký kết;
đ) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá hoặc trong trường hợp hoạt động thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
e) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
...
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá không bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính mà có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?