Doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước mấy lần một năm?
- Doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước mấy lần một năm?
- Đối với trò chơi trực tuyến cho phép người chơi tương tác với nhau thông qua máy chủ của nhà phát hành thì hồ sơ phê duyệt nội dung chuẩn bị thế nào?
- Thủ tục quyết định phê duyệt nội dung đối với các trò chơi điện tử loại G1 thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp phép cung cấp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 gồm những gì?
- Thủ tục cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước mấy lần một năm?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định về chế độ thông báo của doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử thì:
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ vào các ngày 01 tháng 6 và 01 tháng 12 hằng năm. Với nội dung thực hiện theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTTTT và gửi đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động.
Ngoài báo cáo định kỳ doanh nghiệp còn có thể phải làm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước mấy lần một năm?
Đối với trò chơi trực tuyến cho phép người chơi tương tác với nhau thông qua máy chủ của nhà phát hành thì hồ sơ phê duyệt nội dung chuẩn bị thế nào?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp sẽ được phân loại vào trò chơi G1.
Theo đó hồ sơ đề nghị cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 được quy định tại Chương 4 Nghị định 72/20113/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP) gồm:
- Đơn đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo cam kết của doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Giấy tờ chứng nhận bản quyền hợp pháp và văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam.
- Mô tả chi tiết nội dung, kịch bản trò chơi điện tử bao gồm các thông tin sau đây:
+ Tên, nguồn gốc, xuất xứ của trò chơi điện tử;
+ Chi tiết kịch bản, nội dung trò chơi; hệ thống nhân vật, hệ thống nhiệm vụ, bản đồ (sơ đồ); hệ thống vật phẩm ảo, đơn vị ảo, dịch vụ, điểm thưởng; hoạt động tương tác, hoạt động đối kháng giữa các nhân vật với nhau; hình thức thu phí, phiên bản phát hành;
+ Phương pháp và kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi của doanh nghiệp.
- Phương án kỹ thuật bao gồm các nội dung sau đây:
+ Địa chỉ cụ thể nơi đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ (trong trường hợp thuê chỗ đặt máy chủ);
+ Mô tả chi tiết hệ thống quản lý thông tin cá nhân người chơi.
- Thiết bị ghi lại các hình ảnh, hoạt động, âm thanh đặc trưng trong trò chơi:
+ Hình ảnh một số tuyến nhân vật, hình ảnh một số vật phẩm, đồ trang bị cho nhân vật;
+ Hình ảnh, hoạt động nhân vật đang làm nhiệm vụ chủ yếu ở 5 cấp độ cao nhất (nếu có);
+ Hoạt động đối kháng đặc trưng giữa các nhân vật với nhau.
Thủ tục quyết định phê duyệt nội dung đối với các trò chơi điện tử loại G1 thực hiện như thế nào?
Tại Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP) quy định về thủ tục như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử nộp hồ sơ gốc đề nghị cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Theo các hình thức:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua đường bưu chính;
- Qua mạng Internet.
Bước 2: Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành tổ chức thẩm định, cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1.
Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành tổ chức thẩm định, cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 cho doanh nghiệp theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Lưu ý: Trò chơi điện tử được phân loại đồng thời là trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 đã được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản thì không phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 32d Nghị định này.
Hồ sơ cấp phép cung cấp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 gồm những gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 32d vào Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Một số nội dung bị bãi bỏ theo quy định tại điểm d và điểm đ Khoản 5 Điều 2 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 15 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Kế hoạch cung cấp dịch vụ, năng lực tài chính, tổ chức, nhân sự, kỹ thuật thực hiện cung cấp dịch vụ bảo đảm đáp ứng các Điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Điều 32 Nghị định này;
+ Sơ đồ tổng thể hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ, địa điểm đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ cả Phần chính và Phần dự phòng bao gồm: Tên, chức năng, cấu hình dự kiến của từng thiết bị;
+ Thông tin chi tiết về phương thức, phạm vi cung cấp dịch vụ; kế hoạch kết nối với mạng Internet và mạng viễn thông (tên doanh nghiệp, tên miền, địa chỉ IP, dung lượng kênh kết nối, kênh phân phối trò chơi);
+ Mô tả chi tiết hệ thống thanh toán trò chơi và kế hoạch kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán tại Việt Nam
+ Phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo đảm quyền lợi của người chơi;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị (Phần cứng, Phần mềm) giám sát hoạt động hệ thống cung cấp dịch vụ; kế hoạch sao lưu dữ liệu và phương án dự phòng về thiết bị, kết nối; quy trình vận hành, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ; kế hoạch bảo đảm bí mật, an toàn thông tin cá nhân của người chơi;
+ Mô tả chi tiết hệ thống thiết bị (Phần cứng, Phần mềm) bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người chơi; quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
Thủ tục cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 thực hiện như thế nào?
Thủ tục cấp phép thực hiện theo khoản 23 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 32đ vào Chương 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 32đ. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp;
b) Nộp qua đường bưu chính;
c) Qua mạng Internet.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do từ chối.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?