Doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc?
- Doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như nào để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu?
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc
Doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có tối thiểu bao nhiêu cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc cần căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP nội dung như sau:
Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:
...
5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất ba (03) cửa hàng thuộc sở hữu; tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp phân phối xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu tối thiểu mười lăm (15) cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Trong đó, 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc cho thuê từ 05 năm trở lên với điều kiện có tối thiểu 03 cửa hàng thuộc sở hữu, mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
Doanh nghiệp phân phối xăng dầu (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như nào để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu?
Để đề nghị cấp mới Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định này;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu kèm theo các tài liệu chứng minh đủ điều kiện sau:
+ Kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3) thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
+ Phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
+ Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Bản sao Hợp đồng mua bán xăng dầu của thương nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu với thương nhân cung cấp xăng dầu.
- Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân kèm theo các tài liệu chứng minh.
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu
...
6. Bộ Công Thương có thẩm quyền thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu. Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu bị thu hồi trong các trường hợp: Thương nhân không tiếp tục làm thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân không hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian một (01) tháng trở lên; thương nhân bị phá sản theo quy định của pháp luật; thương nhân không đáp ứng một trong các điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này; thương nhân vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm quy định về bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, vi phạm quy định về tăng, giảm giá bán xăng dầu tại Nghị định này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu trong trường hợp sau:
- Không tiếp tục làm thương nhân phân phối xăng dầu.
- Không hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian một (01) tháng trở lên.
- Bị phá sản theo quy định của pháp luật.
- Không đáp ứng một trong các điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm quy định về bảo đảm số lượng, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường, vi phạm quy định về tăng, giảm giá bán xăng dầu.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?