Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến có được hỗ trợ chi phí đào tạo hay không?
Tiêu chí xác định chuỗi giá trị sản xuất, chế biến được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định chuỗi giá trị và lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ như sau:
Tiêu chí xác định chuỗi giá trị và lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị để hỗ trợ
1. Chuỗi giá trị được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
a) Sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;
b) Có các doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
c) Có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được lựa chọn hỗ trợ khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
b) Có hợp đồng mua bán, hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp đầu chuỗi;
c) Được doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Như vậy, chuỗi giá trị sản xuất được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
(1) Sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng;
(2) Có các doanh nghiệp đầu chuỗi trong chuỗi giá trị;
(3) Có các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Tiêu chí xác định chuỗi giá trị sản xuất, chế biến được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Có những hình thức doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về việc lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến như sau:
Lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến
1. Các hình thức DNNVV tham gia chuỗi giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP , gồm:
a) DNNVV là doanh nghiệp đầu chuỗi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) DNNVV đang thực hiện hợp đồng mua, bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi.
c) DNNVV được các doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV sử dụng bộ công cụ đánh giá DNNVV tiềm năng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại Cổng thông tin hoặc tham khảo danh sách các DNNVV tiềm năng đăng tải trên Cổng thông tin để lựa chọn DNNVV.
2. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV lựa chọn DNNVV tham gia chuỗi giá trị quy định tại khoản 1 Điều này căn cứ vào các tài liệu sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: tài liệu xác định quy mô là DNNVV.
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: tối thiểu 01 hợp đồng mua hoặc bán sản phẩm hoặc hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi.
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này: xác nhận của doanh nghiệp đầu chuỗi.
Như vậy, các hình thức doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị bao gồm:
(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đầu chuỗi được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện hợp đồng mua, bán sản phẩm, dịch vụ hoặc hợp đồng hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu chuỗi.
(3) Doanh nghiệp nhỏ và vừa được các doanh nghiệp đầu chuỗi hoặc cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá có tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho doanh nghiệp đầu chuỗi.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị sản xuất, chế biến có được hỗ trợ chi phí đào tạo hay không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị như sau:
Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
1. Hỗ trợ đào tạo
a) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh
a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.
...
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 50% cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?