Doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành khi đáp ứng tiêu chí nào? Cụm liên kết ngành được xác định như thế nào?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành khi đáp ứng tiêu chí nào? Cụm liên kết ngành được xác định như thế nào? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành thì được hỗ trợ những gì? - Câu hỏi của chị Anh (Bình Dương)

Cụm liên kết ngành của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì cụm liên kết ngành của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

- Có các doanh nghiệp liên kết sản xuất, kinh doanh trong cùng ngành, lĩnh vực hoặc trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến nhau, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau;

- Có tối thiểu 10 doanh nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh trong một địa giới hành chính xác định;

- Có sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, tổ chức hiệp hội và tổ chức liên quan khác).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành khi đáp ứng tiêu chí nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành khi đáp ứng tiêu chí nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia cụm liên kết ngành khi đáp ứng tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành như sau:

Tiêu chí xác định cụm liên kết ngành và lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành để hỗ trợ
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được lựa chọn hỗ trợ khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có hợp đồng mua chung nguyên vật liệu đầu vào;
b) Có hợp đồng bán chung sản phẩm;
c) Có hợp đồng mua bán, hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành;
d) Cùng xây dựng và sử dụng thương hiệu.

Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định cụ thể về các tiêu chí xác định việc liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 80/2021/NĐ-CP gồm:

- Liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào từ một bên cung cấp.

- Liên kết theo hình thức hợp đồng bán chung sản phẩm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành có hợp đồng bán sản phẩm cho một bên thu mua.

- Liên kết theo hình thức hợp đồng mua, bán, hợp tác liên kết là một trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hợp đồng mua, bán sản phẩm với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành;

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hợp đồng hợp tác liên kết với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành.

- Liên kết theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu là một trong các trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý đã được công nhận theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với tối thiểu một doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành đang sản xuất sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch) đã được công nhận sản phẩm đạt ba sao trở lên thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành thì được hỗ trợ những gì?

Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được quy định tại Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, trong đó có một số nội dung như sau:

- Hỗ trợ đào tạo

+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tổ chức khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu tại doanh nghiệp nhưng không quá 50 triệu đồng/khoá/năm/doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đào tạo cho học viên của doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực liên kết sản xuất và kinh doanh

+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn cải tiến, nâng cấp kỹ thuật chuyên sâu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu kết nối, trở thành nhà cung cấp của doanh nghiệp đầu chuỗi nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường

- Hỗ trợ tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng

- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa để xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ đào tạo và huấn luyện chuyên sâu trong lĩnh vực gì?
Pháp luật
Người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện gì để được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?
Pháp luật
Có được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Việc cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì báo cáo tài chính phải trình bày thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có phải thông báo cho cơ quan thuế khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
907 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào