Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không?
- Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không?
- Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân phải chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong việc bảo vệ loại dữ liệu cá nhân nào?
- Những loại dữ liệu cá nhân nào được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không?
Căn cứ tại Điều 43 Nghị định 13/2023/NĐ-CP đề cập đến hiệu lực thi hành của Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp được quyền lựa chọn miễn trừ quy định về chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
3. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân không được quyền lựa chọn miễn trừ quy định về chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian 02 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân có được miễn trừ quy định về bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong 02 năm đầu thành lập không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân phải chỉ định bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong việc bảo vệ loại dữ liệu cá nhân nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm:
Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm
1. Áp dụng các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.
2. Chỉ định bộ phận có chức năng bảo vệ dữ liệu cá nhân, chỉ định nhân sự phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trao đổi thông tin về bộ phận và cá nhân phụ trách bảo vệ dữ liệu cá nhân với Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu, Bên thứ ba là cá nhân thì trao đổi thông tin của cá nhân thực hiện.
3. Thông báo cho chủ thể dữ liệu biết việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm của chủ thể dữ liệu được xử lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ trực tiếp kinh doanh hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân phải chỉ định cá nhân và bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Những loại dữ liệu cá nhân nào được xếp vào nhóm dữ liệu cá nhân nhạy cảm?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
(1) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
(2) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
(3) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
(4) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
(5) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
(6) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
(7) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
(8) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
(9) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
(10) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì:
Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể.
Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?