Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường là bao nhiêu trên tổng giá trị nhập khẩu?

Doanh nghiệp tôi hiện đang muốn nhập khẩu phế liệu nhựa về để sản xuất tại doanh nghiệp thì có được không? Nếu được, có cần xin giấy phép môi trường không? Phải ký quỹ bảo vệ môi trường là bao nhiêu trên tổng giá trị nhập khẩu?

Có thể nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài về để sản xuất hay không?

Tại khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau:

"Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
1. Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
[...]"

Theo đó, doanh nghiệp bạn có thể đối chiếu với danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Căn cứ quy định tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định 28/2020/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Theo quy định trên, chỉ đối với phế liệu nhựa thuộc Mục 2, từ số thứ tự 2.1 đến 2.5 với các mã HS tương ứng nêu trên thì doanh nghiệp bạn mới có thể nhập khẩu từ nước ngoài về để sản xuất.

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất cần được cấp giấy phép môi trường hay không?

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất cần được cấp giấy phép môi trường hay không?

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất cần được cấp giấy phép môi trường hay không? (Hình từ Internet)

Tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về giấy phép môi trường như sau:

"8. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật."

Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020, doanh nghiệp bạn nếu thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài về để sản xuất tại cơ sở mình thì cần đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường sau:

"Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
[...]
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;
b) Có giấy phép môi trường;
c) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;
d) Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này."

Có thể thấy, một trong những điều kiện về bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa cần đáp ứng đó là phải có giấy phép môi trường đúng theo trình tự, thủ tục luật định.

Doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất phải ký quỹ bảo vệ môi trường là bao nhiêu trên tổng giá trị nhập khẩu?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất cụ thể như sau:

"Điều 46. Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
[...]
2. Khoản tiền ký quỹ bảo bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
[...]
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau:
Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;
Khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu;"

Theo đó, căn cứ vào khối lượng phế liệu nhựa mà doanh nghiệp bạn nhập khẩu là bao nhiêu để xác định được khoản tiền ký quỹ bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp bạn phải nộp.

Đồng thời, khoản 3 Điều này quy định quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cụ thể như sau:

"3. Quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng số tiền ký quỹ được tính toán theo quy định tại Nghị định này; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có);
c) Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan."

Như vậy, đối với việc nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài để sản xuất tại cơ sở của mình, doanh nghiệp chỉ được quyền nhập khẩu những phế liệu nhựa thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đồng thời, hoạt động này phải đảm bảo đáp ứng các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường luật định.

Nhập khẩu phế liệu
Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản?
Pháp luật
Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có phải ký quỹ bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Nhà đầu tư có vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phải làm gì?
Pháp luật
Năng lượng sạch là gì? Sản xuất năng lượng sạch có phải ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư không?
Pháp luật
Phải thực hiện công việc gì để bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí?
Pháp luật
Những cơ sở sản xuất nào phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Luật bảo vệ môi trường mới nhất 2024? Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường mới nhất ra sao?
Pháp luật
Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia căn cứ trên yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu phế liệu
2,408 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu phế liệu Bảo vệ môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào