Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện khoán đất nông nghiệp được hay không? Việc khoán đất nông nghiệp có thể thực hiện theo những hình thức nào?

Cho mình hỏi, Tổng Công ty nông nghiệp S, 100% vốn nhà nước, có nộp tiền thuê đất hàng năm. Sản xuất kinh doanh có nhiều ngành nghề từ nuôi trồng đánh bắt thủy sản đến sản xuất nông nghiệp, trồng trọt thì có áp dụng khoán đất nông nghiệp theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP được không?

Việc khoán đất nông nghiệp có thể thực hiện theo những hình thức nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về hình thức khoán đất như sau:

"Điều 5. Hình thức khoán
1. Khoán công việc, dịch vụ
a) Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
b) Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
2. Khoán ổn định
a) Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
b) Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán."

Theo đó, đối với đất nông nghiệp thì có thể thực hiện các hình thức khoán như:

- Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

- Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.

Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện khoán đất nông nghiệp được hay không? Việc khoán đất nông nghiệp có thể thực hiện theo những hình thức nào?

Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện khoán đất nông nghiệp được hay không? Việc khoán đất nông nghiệp có thể thực hiện theo những hình thức nào?

Hạn mức khoán đất nông nghiệp tối đa được pháp luật cho phép là bao nhiêu héc ta?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về hạn mức khoán như sau:

"Điều 6. Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán
1. Thời hạn khoán
a) Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
b) Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.
2. Hạn mức khoán
Đối với khoán công việc, dịch vụ hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận. Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:
a) Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.
b) Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhung không quá 30 héc ta.
c) Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.
3. Đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích
a) Đơn giá khoán làm cơ sở để thỏa thuận giá trị hợp đồng khoán được xác định theo suất đầu tư hoặc mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc chia sẻ lợi ích trên diện tích khoán áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng khoán.
b) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, thì bên khoán và nhận khoán căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích phù hợp."

Nếu thực hiện khoán công việc, dịch vụ thì hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận.

Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:

- Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.

- Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhưng không quá 30 héc ta.

- Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.

Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện khoán đất nông nghiệp được hay không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán như sau:

"Điều 4. Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán
1. Bên khoán quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này;
c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo."

Theo đó, doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện khoán đất nông nghiệp nếu đáp ứng được các tiêu chí như:

- Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng;

- Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ khoán đối với rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây cao su, chè, cà phê, ca cao, quế và vườn cây lấy nhựa, tinh dầu, cây ăn quả lâu năm (sau đây viết chung là vườn cây), diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ (sau đây viết chung là Công ty nông, lâm nghiệp) được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhà nước
Đất nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập trên Cổng thông tin doanh nghiệp đúng không?
Pháp luật
Khi phải công bố thông tin, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thể ủy quyền cho người khác công bố thông tin không?
Pháp luật
Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh không?
Pháp luật
Hộ gia đình chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có cần phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Quyết định 147-QĐ/TW 2024 Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước mới nhất?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có bắt buộc phải có Tổng giám đốc hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không hoàn thành kế hoạch kinh doanh hằng tháng thì giám đốc công ty có bị cách chức không?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phát sinh nợ phải trả quá hạn thì ai phải chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được đầu tư ra ngoài trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việc gia hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định như nào? Công chức, viên chức được gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước
1,677 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước Đất nông nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào