Doanh nghiệp nhà nước cấp 1 gồm những doanh nghiệp nào? Việc giám sát đối với các doanh nghiệp này được thực hiện thông qua hình thức gì?
Doanh nghiệp nhà nước cấp 1 gồm những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp nhà nước cấp 1 được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 1), bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
b) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do các doanh nghiệp cấp 1 là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp và nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 2).
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, kiểm soát viên, người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp nhà nước cấp 1 bao gồm:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là:
Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế;
Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con;
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;
(3) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước cấp 1 gồm những doanh nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp cấp 1?
Thẩm quyền giám sát chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền giám sát
1. Chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo phân công, phân cấp về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1.
Việc giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước cấp 1 được thực hiện thông qua hình thức nào?
Hình thức giám sát doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 15 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức giám sát
1. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;
b) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;
c) Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
d) Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp và các hình thức giám sát quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều này.
3. Đối với các doanh nghiệp cấp 2 thì doanh nghiệp cấp 1 và Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp.
Như vậy, hình thức giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước cấp 1 được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:
- Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;
- Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;
- Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
- Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
(2) Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua:
- Báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp;
- Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
- Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?