Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động khoáng sản thì cần đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu như thế nào để có thể đăng ký?

Theo tôi được biết, tổ chức, cá nhân được phép thực hiện các hoạt động khoáng sản khi đáp ứng các điều kiện cụ thể luật định. Vậy doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động khoáng sản cần thỏa mãn điều kiện như thế nào về vốn chủ sở hữu? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với khoáng sản nói chung và khoáng sản chưa khai thác nói riêng cụ thể là gì? Trước khi tiến hành khai thác trên thực tế, cần thực hiện yêu cầu gì hay không?

Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động khoáng sản thì cần đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về vốn chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cụ thể như sau:

(1) Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong các văn bản sau:

a) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.

(2) Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.

(3) Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm một trong các văn bản sau:

a) Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;

b) Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.

Có thể thấy, trường hợp doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động khoáng sản, pháp luật hiện hành chia ra nhiều trường hợp và những yêu cầu cụ thể về vốn chủ sở hữu đối với từng loại hình doanh nghiệp và thời gian thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

(1) Đối với doanh nghiệp mới thành lập:

- Công ty cổ phần: Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập

- Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên: biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập

- Công ty cổ phần: điều lệ công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: sổ đăng ký thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức: quyết định giao vốn của chủ sở hữu

(2) Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như sau:

- Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản: nộp bản sao Báo cáo tài chính của năm gần nhất.

Trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Khoáng sản 2010, trách nhiệm bảo vệ khoáng sản của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm:

a) Khi thăm dò khoáng sản phải đánh giá tổng hợp và báo cáo đầy đủ các loại khoáng sản phát hiện được trong khu vực thăm dò cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Khi khai thác khoáng sản phải áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa các loại khoáng sản được phép khai thác; nếu phát hiện khoáng sản mới phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; quản lý, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng hoặc khoáng sản chưa thu hồi được.

(2) Tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng; không được tự ý khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 của Luật này.

(3) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khi trình phê duyệt quy hoạch phải trình kèm theo ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.

Cụ thể, tại Điều 20 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản như sau:

(1) Để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động, tổ chức, cá nhân phải cắm mốc các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.

(2) Quy cách mốc điểm góc khu vực hoạt động khoáng sản quy định như sau:

a) Theo quy cách mốc địa giới hành chính cấp xã đối với thăm dò, khai thác khoáng sản rắn;

b) Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa sông, cửa biển, việc cắm mốc thực hiện theo quy định của pháp luật về Đường thủy nội địa hoặc Hàng hải. Trường hợp không thể thực hiện được theo quy định nêu trên thì cắm mốc gửi trên bờ sông theo quy định tại điểm a khoản này.

(3) Sau khi hoàn thành việc cắm mốc nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản thông báo bằng văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, xã nơi có khoáng sản được khai thác bàn giao mốc tại thực địa. Trường hợp khai thác khoáng sản theo Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phải có đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

(4) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở ngoài ranh giới khu vực được phép hoạt động khoáng sản phải báo báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã để xử lý.

(5) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác.

Bảo vệ khoáng sản

Bảo vệ khoáng sản

Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản trên thực tế cần thực hiện yêu cầu gì hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 20 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định:

"6. Trước khi khai thác khoáng sản đi kèm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành công tác kiểm tra thực địa, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đó quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm để tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định."

Như vậy, trước khi tiến hành khai thác khoáng sản trên thực tế, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo trình tự luật định.

Khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khoáng sản
Hoạt động khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời hạn của giấy phép thăm dò khoáng sản là bao lâu?
Pháp luật
Thạch cao có nằm trong danh mục khoáng sản Việt Nam không? Tổ chức cá nhân nào khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép?
Pháp luật
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là gì? Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cần những gì và thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Khai thác cát, sỏi trái phép lần thứ hai và bị bắt với khối lượng 5m3 có phải là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính nào? Ai có quyền phê duyệt chiến lược khoáng sản?
Pháp luật
Kế hoạch sử dụng đất thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030 ra sao?
Pháp luật
Đá trầm tích có phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không? Nhà nước có được thu hồi đất để khai thác đá trầm tích không?
Pháp luật
Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản gồm các báo cáo nào? Báo cáo này được thực hiện định kỳ như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 10/2024/TT-BTC quy định mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản từ 21/03/2024 ra sao?
Pháp luật
Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật thì khoáng sản được định nghĩa như thế nào? Hoạt động khoáng sản bao gồm những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoáng sản
1,720 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoáng sản Hoạt động khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoáng sản Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào