Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng trong trường hợp nào?
- Kỳ hạn nhận hàng hóa được vận chuyển trên đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm nào?
- Trường hợp nào người nhận hàng được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa báo tin hàng đến?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng trong trường hợp nào?
Kỳ hạn nhận hàng hóa được vận chuyển trên đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm nào?
Kỳ hạn nhận hàng được quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Kỳ hạn nhận hàng
1. Kỳ hạn nhận hàng được tính từ thời điểm người nhận hàng nhận được báo tin hàng đến từ doanh nghiệp cho đến thời điểm người nhận hàng mang hết hàng ra khỏi ga.
2. Doanh nghiệp quy định kỳ hạn nhận hàng của từng loại hàng hóa được nhận chở và phải công bố, công khai tại các điểm giao dịch hàng hóa và các ga có tác nghiệp hàng hóa.
3. Người nhận hàng không được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến, trừ trường hợp hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
4. Quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải trả các chi phí phát sinh do đọng toa xe, lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh nếu có.
5. Khi hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm.
6. Đối với hàng nguy hiểm thuộc loại dễ cháy, dễ nổ; chất độc, chất phóng xạ; thi hài, hài cốt khi quá kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng chưa nhận hoặc chưa đưa hết ra khỏi ga, doanh nghiệp phải báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Như vậy, theo quy định, kỳ hạn nhận hàng hóa được tính từ thời điểm người nhận hàng nhận được báo tin hàng đến từ doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia cho đến thời điểm người nhận hàng mang hết hàng ra khỏi ga.
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quy định kỳ hạn nhận hàng của từng loại hàng hóa được nhận chở và phải công bố, công khai tại các điểm giao dịch hàng hóa và các ga có tác nghiệp hàng hóa.
Kỳ hạn nhận hàng hóa được vận chuyển trên đường sắt quốc gia được tính từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào người nhận hàng được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa báo tin hàng đến?
Trường hợp người nhận hàng được quyền từ chối nhận hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Kỳ hạn nhận hàng
1. Kỳ hạn nhận hàng được tính từ thời điểm người nhận hàng nhận được báo tin hàng đến từ doanh nghiệp cho đến thời điểm người nhận hàng mang hết hàng ra khỏi ga.
2. Doanh nghiệp quy định kỳ hạn nhận hàng của từng loại hàng hóa được nhận chở và phải công bố, công khai tại các điểm giao dịch hàng hóa và các ga có tác nghiệp hàng hóa.
3. Người nhận hàng không được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến, trừ trường hợp hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
4. Quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải trả các chi phí phát sinh do đọng toa xe, lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh nếu có.
5. Khi hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do quá kỳ hạn nhận hàng, người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm.
6. Đối với hàng nguy hiểm thuộc loại dễ cháy, dễ nổ; chất độc, chất phóng xạ; thi hài, hài cốt khi quá kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng chưa nhận hoặc chưa đưa hết ra khỏi ga, doanh nghiệp phải báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Như vậy, theo quy định, người nhận hàng được quyền từ chối nhận hàng hóa khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa báo tin hàng đến trong trường hợp hàng hóa bị giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng trong trường hợp nào?
Việc dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng được quy định tại Điều 43 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT như sau:
Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
Khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không đến nhận hàng hóa theo quy định Điều 35 Thông tư này thì doanh nghiệp được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản. Khi đến nhận hàng hóa, người nhận hàng phải trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác theo quy định của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không đến nhận hàng hóa.
Khi đến nhận hàng hóa, người nhận hàng phải trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác theo quy định của doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa chỉ được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?