Doanh nghiệp kinh doanh muốn có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh muốn có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
- Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam?
- Trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh muốn có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 11/2015/TT-BCT, có quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh đối với hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này cụ thể như sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 (một) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh: 01 (một) bản sao (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng).
Như vậy, theo quy định trên thì Doanh nghiệp kinh doanh muốn có giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
- 01 bản chính đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa;
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa: TẠI ĐÂY
- 01 bản sao Hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh (có ký xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của chủ hàng).
Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa (Hình từ Internet)
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 11/2015/TT-BCT, có quy định về cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ như sau:
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
1. Đối với hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này (trừ vật liệu nổ công nghiệp), chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo đường bưu điện đến một trong các cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ như sau:
a) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam;
b) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam;
c) Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa quá cảnh là vật liệu nổ công nghiệp, chủ hàng gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu). Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam là:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
Trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 11/2015/TT-BCT, có quy định về trình tự thời gian giải quyết hồ sơ như sau:
Trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ
1. Đối với thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ như sau:
a) Thời hạn giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép quá cảnh trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
c) Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh, cơ quan cấp phép có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do
2. Đối với thủ tục cấp giấy phép quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp, trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của chủ hàng, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa;
c) Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa của Trung Quốc qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện như sau:
- Thời hạn giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép quá cảnh trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp phép có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa;
- Trường hợp không cấp giấy phép quá cảnh, cơ quan cấp phép có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?