Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có bắt buộc phải ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có bắt buộc phải ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng hay không?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh không?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có bắt buộc phải ký quỹ kinh doanh tại ngân hàng hay không?
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bắt buộc phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 11, điểm a khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 12, khoản 13 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 14 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này;
đ) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh không?
Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 theo thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không được quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?