Doanh nghiệp không trả trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động cho người lao động bị phạt bao nhiêu?
Thời hạn doanh nghiệp phải chi trả trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động cho người lao động là bao lâu?
Căn cứ Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
Chiếu theo quy định này, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động cho người lao động.
Trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động (hình từ Internet)
Doanh nghiệp không trả trợ cấp dưỡng sức cho người lao động bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
...
Theo đó, người sử dụng lao động không trả trợ cấp dưỡng sức cho người lao động sau tai nạn lao động sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân không trả trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động cho người lao động. Đối với tổ chức mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không trả trợ cấp dưỡng sức cho người lao động được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả chế độ trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn trả cho người lao động số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã chiếm dụng của người lao động và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện dạy nghề đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này nếu người lao động có yêu cầu;
d) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp lại số tiền đã trục lợi cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
đ) Buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp đã hoàn thành việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
e) Buộc người sử dụng lao động nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề không sử dụng hết so với phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, ngoài bị xử lý hành chính, người sử dụng lao động bao gồm cả cá nhân và tổ chức có hành vi không trả trợ cấp dưỡng sức cho người lao động còn buộc trả chế độ trợ cấp dưỡng sức sau tai nạn lao động cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?