Doanh nghiệp không được chấp thuận đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể rút tiền ký quỹ đã nộp không?
- Doanh nghiệp không được chấp thuận đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể rút tiền ký quỹ đã nộp không?
- Thủ tục rút tiền ký quỹ khi không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp cụ thể như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp gồm những thành phần gì?
Doanh nghiệp không được chấp thuận đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thể rút tiền ký quỹ đã nộp không?
Tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
"Điều 51. Rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Bộ Công Thương từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 50 Nghị định này tại một ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng khác."
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp nộp đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà bị Bộ Công Thương từ chối thì doanh nghiệp đó có thể rút lại tiền ký quỹ đã nộp ban đầu.
Rút tiền ký quỹ khi bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Thủ tục rút tiền ký quỹ khi không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp cụ thể như thế nào?
Căn cứ các quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 51 và Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện rút tiền ký quỹ theo trình tự sau:
- Doanh nghiệp phải cung cấp cho ngân hàng 01 bản chính thông báo trả lại hồ sơ của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, cụ thể:
"3. Trả lại hồ sơ
Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đúng thời hạn quy định tại điểm d khoản 2 Điều này hoặc hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này sau khi đã sửa đổi, bổ sung, Bộ Công Thương thông báo trả lại hồ sơ cho doanh nghiệp bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do trả lại hồ sơ."
- Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ có trách nhiệm xác nhận với Bộ Công Thương bằng văn bản trước khi cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ.
- Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành văn bản xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp hoặc kể từ ngày quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực và đã hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể nộp hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ tới Bộ Công Thương (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành thông báo.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương đăng tải thông tin nêu trên, người tham gia bán hàng đa cấp và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp có trách nhiệm thông báo tới Bộ Công Thương về việc doanh nghiệp bán hàng đa cấp chưa hoàn thành các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Trường hợp không có thông báo nào của người tham gia bán hàng đa cấp hoặc các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp gửi tới Bộ Công Thương trong thời hạn nêu trên, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp rút tiền ký quỹ.
Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp gồm những thành phần gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ bao gồm:
- Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
- Danh sách người tham gia bán hàng đa cấp đến thời điểm chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp (tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, điện thoại, số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, ngày ký hợp đồng, số Thẻ thành viên).
Đơn đề nghị được lập theo mẫu sau:
Mẫu số 18
TÊN DOANH NGHIỆP
------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: …………. | ……., ngày…. tháng…. năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT TIỀN KÝ QUỸ
Kính gửi: …………………………………….
1. Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư số:..............................
Do: .................................................................................................................................
Cấp lần đầu ngày: ………………/……../…..... Lần thay đổi gần nhất: ……/……../….....
Địa chỉ của trụ sở chính: ..................................................................................................
Điện thoại: …………………………………… Fax: .............................................................
2. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số: .........................................
Do: ……………………………..…………………… Cấp lần đầu ngày: ………/……../….....
Cấp sửa đổi, bổ sung lần …………….. ngày .....................................................................
Đề nghị giải tỏa số tiền ký quỹ của Công ty tại ngân hàng...
theo xác nhận ký quỹ số…….. ngày……..
1. Lý do: .........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Văn bản, tài liệu kèm theo:.........................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Người liên hệ: ………………………………….. Điện thoại: ............................................
Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số ………..
Doanh nghiệp cam đoan tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các văn bản, tài liệu kèm theo.
| Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên và đóng dấu) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?