Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xét chọn, đánh giá Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu dựa trên bao nhiêu tiêu chí?
- Việc xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu được dựa trên nguyên tắc nào?
- Các doanh nghiệp tham gia xét chọn Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xét chọn, đánh giá dựa trên bao nhiêu tiêu chí?
Việc xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu được dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu ban hành kèm theo Quyết định 3263/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc xét chọn
1. “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu” được xét chọn đúng đối tượng đạt điều kiện và tiêu chí quy định tại Quy chế này, bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan.
2. Việc xét chọn được thực hiện thông qua Hội đồng xét chọn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng xét chọn của UBND cấp tỉnh) và Hội đồng xét chọn của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng xét chọn của Bộ).
Theo đó, việc xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu được dựa trên nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu được xét chọn đúng đối tượng đạt điều kiện và tiêu chí quy định tại Quy chế này, bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan.
- Việc xét chọn được thực hiện thông qua Hội đồng xét chọn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng xét chọn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các doanh nghiệp tham gia xét chọn Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
Theo Điều 7 Quy chế tổ chức xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu ban hành kèm theo Quyết định 3263/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Điều kiện xét chọn
Các doanh nghiệp tham gia xét chọn phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước.
3. Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ.
Theo đó, các doanh nghiệp tham gia xét chọn Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu phải đảm bảo đủ các điều kiện bao gồm:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, đấu thầu, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, có doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước.
- Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xét chọn, đánh giá dựa trên bao nhiêu tiêu chí?
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xét chọn, đánh giá dựa trên bao nhiêu tiêu chí? (Hình từ internet)
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức xét chọn, vinh danh Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiêu biểu ban hành kèm theo Quyết định 3263/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định các doanh nghiệp được xét chọn trên 07 tiêu chí với điểm tối đa là 1000 điểm, bao gồm:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp (tối đa 250 điểm).
- Chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa (tối đa 250 điểm).
- Công tác quản lý, điều hành và phát triển nguồn nhân lực (tối đa 200 điểm).
- Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc phòng nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (tối đa 100 điểm).
- Doanh nghiệp có phối hợp với các tổ chức, nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu, trường Đại học nghiên cứu đổi mới sáng tạo công nghệ và sản phẩm (tối đa 50 điểm).
- Đạt các giải thưởng do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xét tặng (tối đa 100 điểm).
- Dự kiến mô hình kinh doanh phát triển sản phẩm mới hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (tối đa 50 điểm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?