Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước vì mục đích sinh hoạt của cư dân và trong doanh nghiệp thì có nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước mặt phục vụ mục đích sinh hoạt của dân cư có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
- Mục đích sử dụng được dùng làm căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước gồm những trường hợp nào?
- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước vì mục đích sinh hoạt của cư dân và trong doanh nghiệp thì có nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước mặt phục vụ mục đích sinh hoạt của dân cư có phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP về các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cụ thể như sau:
“Điều 3. Trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
1. Đối với khai thác nước mặt:
a) Khai thác nước mặt để phát điện;
b) Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.
2. Đối với khai thác nước dưới đất:
a) Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;
b) Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.”
Đồng thời, Mục 1 Công văn 3995/TCT-DNL năm 2017 có hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc xác định đối tượng được cấp quyền khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như sau:
"1. Bám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước để xác định các trường hợp được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Đối với khai thác nước mặt:
+ Khai thác nước mặt để phát điện;
+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.
- Đối với khai thác nước dưới đất:
+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi;
+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hàng năm (theo tháng, quý hoặc năm là do chủ giấy phép đăng ký với Kho bạc nhà nước địa phương) theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước."
Từ những quy định trên, có thể thấy trường hợp khai thác tài nguyên nước để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày không thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Mục đích sử dụng được dùng làm căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước gồm những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP có quy định mục đích sử dụng nước được dùng làm căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước gồm:
“Điều 4. Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Mục đích sử dụng nước, gồm:
a) Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện;
b) Khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;
d) Khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hè tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác;
đ) Khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc."
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước vì mục đích sinh hoạt của cư dân và trong doanh nghiệp thì có nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP về sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác cụ thể như sau:
"Điều 7. Sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác
[...]
5. Trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhiều mục đích thì sản lượng khai thác để tính tiền cấp quyền khai thác được tính cho từng mục đích sử dụng theo quy định của Nghị định này và được xác định như sau:
a) Chủ giấy phép phải tự xác định, kê khai sản lượng nước khai thác cho từng mục đích sử dụng và thuyết minh căn cứ xác định sản lượng nước được khai thác để sử dụng cho các mục đích đó. Phần sản lượng không xác định được rõ mục đích sử dụng thì được áp dụng cho mục đích sử dụng có mức thu cao nhất ghi trong giấy phép;
b) Trường hợp nhiều công trình khai thác nước cùng cung cấp cho một hệ thống cấp nước tập trung thì sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác nước cho từng mục đích của mỗi công trình được xác định theo tỷ lệ cấp nước cho các mục đích của hệ thống cấp nước tập trung đó;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nước phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó thì toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó. Trường hợp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này."
Như vậy, việc khai thác tài nguyên nước tại doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng cho sinh hoạt cho nhiều mục đích được quy định như sau:
- phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó: tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước dựa trên toàn bộ lượng nước sử dụng được tính cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đó.
- cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ngoài phạm vi cơ sở đó thì được tính là cấp nước sinh hoạt và không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho phần sản lượng này.
Do đó, chỉ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với phần sử dụng phục vụ sinh hoạt trong phạm vi cơ sở đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?