Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế TNDN không?
- Doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào thì được hưởng ưu đãi đầu tư?
- Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế không?
- Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế TNDN không?
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào thì được hưởng ưu đãi đầu tư?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư như sau:
"Điều 19. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư bao gồm:
1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này."
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề theo phụ lục II ban hành đính kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế TNDN không?
Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế không?
Mặc dù doanh nghiệp hoạt động không được ưu đãi về thuế nhưng theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III ban hành đính kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng sẽ được áp dụng ưu đãi đầu tư.
Do đó, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn sẽ được hưởng những ưu đãi như sau:
"Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế."
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.
Doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không ưu đãi trong địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn có được hưởng ưu đãi về thuế TNDN không?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
…
3. Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).”
Tương ứng khoản 4, khoản 5 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 19. Thuế suất ưu đãi
…
4. Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm) áp dụng đối với:
a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế quy định tại khoản này kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thuế suất 17%.
5. Thuế suất ưu đãi 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%) được áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.
Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ sau khi hết thời hạn áp dụng thuế suất 10% quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%; từ ngày 1/1/2016 chuyển sang áp dụng thuế suất 17%.
Tổ chức tài chính vi mô quy định tại Khoản này là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng."
Theo đó, thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Còn ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số, Cải cách hành chính, Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới nhất?
- Đề xuất miễn giảm thuế thu nhập cá nhân theo dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) thế nào?
- Danh mục thuốc nổ công nghiệp, phụ kiện nổ công nghiệp và thuốc nổ mạnh được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam từ 1/1/2025?
- Ngày 30 tháng 11 là ngày gì? Ngày 30 11 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 30 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu nhận xét các môn học tiểu học giữa kì 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 như thế nào?