Doanh nghiệp được phép hoán đổi ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng vương để người lao động có thể nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 không?
Doanh nghiệp hoán đổi ngày làm việc để người lao động nghỉ lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?
>>> Xem thêm: Cá nhân tự khai quyết toán thuế TNCN có bị trễ lịch nộp hồ sơ khi nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 không?
>>> Xem thêm: Trường học dạy bù vào ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương thì có trái quy định pháp luật không? Có thể bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ 30/4 và 01/5.
Theo thông tin từ Chính phủ thì cán bộ, công chức, viên chức, sẽ được hoán đổi ngày làm việc để được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tiếp 05 ngày.
Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ ngày thứ Hai ( ngày 29/4) và làm bù vào thứ Bảy ngày 4/5. Như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy (ngày 27/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5).
Đối với doanh nghiệp, Nhà nước chỉ khuyến khích thực hiện hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 như cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc thực hiện hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ lễ liên tục.
Trường hợp doanh nghiệp chấp thuận hoán đổi ngày làm việc để tạo điều kiện cho người lao động nghỉ ngơi, vui chơi trong dịp lễ thì lịch nghỉ lễ và làm bù sẽ do doanh nghiệp tự sắp xếp và thỏa thuận với người lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của doanh nghiệp có thể thực hiện theo 02 trường hợp sau:
(1) Trường hợp doanh nghiệp cho nghỉ ngày thứ Hai (29/4):
Người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 04 ngày từ Chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ Tư (01/5/2024) và sắp xếp ngày làm bù thích hợp hoặc thỏa thuận sử dụng ngày phép năm và không cần làm bù.
(2) Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoán đổi ngày làm việc:
Người lao động sẽ được nghỉ Chủ nhật (28/3/2024), thứ Ba (30/4/2024) và thứ Tư (01/5/2024). Ngày thứ Hai vẫn sẽ đi làm bình thường.
Doanh nghiệp được phép hoán đổi ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng vương để người lao động có thể nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được phép hoán đổi ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng vương để người lao động có thể nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 không?
Như đã nói thì nhà nước chỉ khuyến khích doanh nghiệp thực hiện nghỉ lễ theo cán bộ, công chức, viên chức chức không bắt buộc phải thực hiện theo.
Trường hợp doanh nghiệp hoán đổi ngày làm việc để người tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ lễ thoải mái thì ngày hoán đổi sẽ do doanh nghiệp quyết định và thỏa thuận với người lao động.
Cũng theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ có 01 ngày nghỉ vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo đó nếu muốn hoán đổi ngày nghỉ Giỗ tổ cho ngày 29/4 để người lao động được nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 thì doanh nghiệp cần thông báo và thỏa thuận với người lao động trước.
Tuy nhiên khi thỏa thuận làm việc ngày Giỗ tổ Hùng Vương, doanh nghiệp cần quy định rõ về tiên lương làm việc tại ngày này vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng 300% (tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm) chưa kể tiền lương ngày lễ nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luât Lao động 2019 thì ngoài mức lương vừa nêu trên (ít nhất 300% lương), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Do việc chuyển đổi giữa ngày làm việc bình thường (Thứ Hai 29/4) và ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương để nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 nên doanh nghiệp có thể thỏa thuận trả mức lương như ngày làm việc bình thường khi đi làm ngày Giỗ tổ.
Để đảm bảo, doanh nghiệp có thể lập văn bản thỏa thuận với từng cá nhân hoặc tập người lao động về vấn đề này.
Trường hợp người lao động không muốn hoán đổi ngày làm việc thì có thể nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và dịp lễ 30/4 -1/5 như lịch nghỉ thông thường.
Ai là người sẽ thực hiện dâng hương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương?
Tại Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như sau:
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;
c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:
Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;
Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.
Từ những quy định trên thì việc dâng hương ngày Giỗ tổ Hùng Vương được thực hiện như sau:
- Những năm lẻ 5, năm khác Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ là Chủ lễ dâng hương vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Những năm tròn thì Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?