Doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách là công ty hợp danh hay không?
- Doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách là công ty hợp danh không?
- Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có phải đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho các Quản tài viên cho doanh nghiệp của mình không?
- Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động do Quản tài viên thực hiện không?
Doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách là công ty hợp danh không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Các loại doanh nghiệp sau đây được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản:
a) Công ty hợp danh;
b) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản:
a) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;
b) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách là công ty hợp danh.
Doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách là công ty hợp danh hay không? (hình từ internet)
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có phải đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho các Quản tài viên cho doanh nghiệp của mình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này thì không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo mẫu TP-QTV-05 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong công ty hợp danh (nếu có); bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của Luật Phá sản; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp tư nhân (nếu có).
...
Như vậy, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động do Quản tài viên thực hiện không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong hoạt động hành nghề
1. Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ:
- Quản lý Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động nghề nghiệp do Quản tài viên mà doanh nghiệp cử quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét, ký các văn bản do Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình thực hiện.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động do Quản tài viên thực theo sự phân công của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?