Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như thế nào?
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như thế nào?
- Việc hệ thống quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng không đặt tại Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ như thế nào?
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 32b Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như sau:
Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho tất cả các trò chơi của doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng các Điều kiện sau:
- Có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Địa chỉ đăng ký thường trú;
+ Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
+ Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;
- Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm cập nhật, lưu trữ chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;
- Quản lý thời gian chơi của người chơi từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian chơi tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp đối với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày;
- Hiển thị liên tục được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc hệ thống quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng không đặt tại Việt Nam thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 39 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Hệ thống quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử không đặt tại Việt Nam hoặc không kết nối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam hoặc không cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 2, các khoản 3, 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này.
Như vậy, việc hệ thống quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng không đặt tại Việt Nam thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:
Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?