Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể có phải đăng báo về việc giải thể hay không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể có phải đăng báo về việc giải thể hay không?
- Quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được gửi tới doanh nghiệp bị giải thể khi nào?
- Sau khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể và đăng báo giải thể doanh nghiệp thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể có phải đăng báo về việc giải thể hay không?
Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể:
Theo đó, tính từ thời điểm có quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì:
Doanh nghiệp bị giải thể phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
Đồng thời, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể phải có trách nhiệm đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
Lưu ý số 1: Về trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực:
- Doanh nghiệp bị giải thể không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Doanh nghiệp bị giải thể phải chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
- Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
- Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
- Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi bị giải thể có phải đăng báo về việc giải thể hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được gửi tới doanh nghiệp bị giải thể khi nào?
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Theo đó, tính từ ngày ra quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc thì quyết định này phải được gửi đến doanh nghiệp bị giải thể.
Lưu ý số 2: Nội dung của quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải bao gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty doanh nghiệp bị giải thể.
Lưu ý số 3: Ngoài doanh nghiệp bị giải thể thì quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được gửi đến các đối tượng sau đây:
- Người lao động trong doanh nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể doanh nghiệp;
- Các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan trong trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế doanh nghiệp;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Thống kê, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bị giải thể đặt trụ sở chính và phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Sau khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể và đăng báo giải thể doanh nghiệp thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm gì?
Đối chiếu với quy định tại Điều 44 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì sau khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có quyết định giải thể và đăng báo giải thể doanh nghiệp thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
- Thu hồi con dấu của doanh nghiệp bị giải thể để phục vụ việc giải thể;
- Tổ chức giải thể doanh nghiệp theo Quyết định giải thể đã được phê duyệt;
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác;
+ Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị giải thể thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Hội đồng giải thể phải:
+ Lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp, trình người quyết định giải thể doanh nghiệp;
+ Lập hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?