Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu?

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu? Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định này không? Câu hỏi của anh Tín (Huế).

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan có cần được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan nước ngoài không?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc);
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc).
2. Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc).

Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, doanh nghiệp dịch vụ còn cần được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan (Trung Quốc) trước khi đưa người lao động đi làm việc tại quốc gia này.

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) (hình từ Internet)

Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động hoặc đã đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động nhưng chưa được chấp thuận;
e) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
i) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Nhật Bản khi không được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu hoặc chấp thuận;
k) Đưa người lao động đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình tại nước ngoài.

Chiếu theo quy định này, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu không?

Căn cứ Điều 50 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.

Như đã phân tích ở trên, mức xử phạt tối đa đối với doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu là 180.000.000 đồng.

Thấp hơn mức xử phạt tối đa mà Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt đối với doanh nghiệp (tổ chức) là 200.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Do đó, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành chính doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan khi chưa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giới thiệu.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thực hiện cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Mức trần giá dịch vụ môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được cấp trong bao lâu?
Pháp luật
Ai thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoàn lại số tiền ký quỹ đã sử dụng là bao lâu?
Pháp luật
Tiền dịch vụ là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ không?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải duy trì điều kiện gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp thu tiền môi giới của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thời hạn để doanh nghiệp dịch vụ thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với người lao động là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
726 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào