Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì và trình tự đề nghị hỗ trợ như thế nào? Thủ tục nhận hỗ trợ được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì và trình tự đề nghị hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
1. Hồ sơ, trình tự đề nghị hỗ trợ
a) Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ gồm Dự án đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Mẫu số 02 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này).
b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 03 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này), trong vòng 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này). Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
c) Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
....
Theo đó, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ gồm Dự án đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Mẫu số 02 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này).
- Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 03 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này), trong vòng 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này).
Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
- Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (Hình từ Internet)
Việc nghiệm thu toàn bộ dự án của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
...
2. Nghiệm thu hạng mục đầu tư hoặc toàn bộ dự án
a) Căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
b) Nội dung nghiệm thu: Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo Định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
c) Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác.
...
Theo đó, việc nghiệm thu toàn bộ dự án của doanh nghiệp căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
- Nội dung nghiệm thu: Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo Định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
- Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác.
Thủ tục nhận hỗ trợ đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
...
3. Thủ tục nhận hỗ trợ
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ gồm: Biên bản nghiệm thu, quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc.
Theo đó, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ đến Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc. Hồ sơ gồm:
- Biên bản nghiệm thu;
- Quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?