Doanh nghiệp đang thực hiện công tác kiểm toán nội bộ có bắt buộc phải gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo không?
Doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo chu kỳ nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"Điều 14. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm
1. Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;
b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có."
Theo đó, doanh nghiệp khi thực hiện công tác kiểm toán phải xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm dựa trên mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có. Nội dung kế hoạch bao gồm: phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
Chu kỳ thực hiện công tác kiểm toán nội bộ
Báo cáo kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được gửi cho ai?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 055/2019/NĐ-CP, báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
- Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Có bắt buộc phải gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo không?
Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về việc gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm cụ thể như sau:
"4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị."
Theo đó, ngoài việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo chu kỳ hàng năm, doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ còn cần gửi kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo, và gửi cho các chủ thể có thẩm quyền
Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán được quy định tại Điều 15 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
"1. Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định.
2. Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán."
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ?
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm thuộc về những đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, bao gồm:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;
- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Như vậy, đối với doanh nghiệp thực hiện công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ hằng năm, lập báo cáo và gửi cho đối tượng có thẩm quyền. Bên cạnh đó, kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được lập và gửi cho những đối tượng cụ thể như trên nhằm đảm bảo công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?