Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có bắt buộc phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ không?
Có những hình thức hoạt động dịch vụ nổ mìn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về dịch vụ nổ mìn như sau:
Dịch vụ nổ mìn
1. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Dịch vụ nổ mìn là việc thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật này, bao gồm: dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa; dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Số lượng, phạm vi, quy mô của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương;
c) Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, hình thức hoạt động dịch vụ nổ mìn bao gồm:
(1) Dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa;
(3) Dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có những hình thức hoạt động dịch vụ nổ mìn nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có bắt buộc phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) quy định về dịch vụ nổ mìn như sau:
Dịch vụ nổ mìn
...
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với tổ chức, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đủ để cung ứng dịch vụ cho tối thiểu 05 tổ chức thuê dịch vụ;
c) Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn.
3. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;
b) Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;
...
Như vậy, theo quy định, đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn theo hình thức khác thì không bắt buộc.
Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về dịch vụ nổ mìn như sau:
Dịch vụ nổ mìn
...
3. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;
b) Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;
c) Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn;
(2) Chỉ được thuê một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn tại một vị trí, địa điểm;
(3) Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
(4) Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?