Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình? Câu hỏi của anh M.B.D đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử là gì? Người chơi trò chơi điện tử trên mạng là ai?

Căn cứ tại khoản 10, 12 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử) là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.

Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.

Ngoài ra, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định về phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi:

Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
...
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi:
a) Tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi điện tử G1, trong hồ sơ thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3 và G4. Việc phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử G1;
c) Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí phía trên, góc bên trái của khung quảng cáo và màn hình thiết bị trong khi người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử.

Trong đó, trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:

(1) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;

(2) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;

(3) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì có bị đình chỉ hoạt động không?

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng:

Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cung cấp thông tin về trò chơi điện tử trên mạng hoặc không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi hoặc không khuyến cáo các tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với người chơi trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, trong từng trò chơi;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 6 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 2, các khoản 3, 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.

Như vậy, nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi thì không bị đình chỉ hoạt động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi theo quy định.

Dịch vụ trò chơi điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Có thể cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách trường phổ thông dân tộc nội trú 100 mét hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi ở vị trí nào trên màn hình?
Pháp luật
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng phải có hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 phải lưu giữ các thông tin cá nhân người chơi khi người chơi ngừng sử dụng dịch vụ là bao lâu?
Pháp luật
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là mẫu nào? Doanh nghiệp phải gửi thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong thời hạn nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng áp dụng cho chủ điểm cá nhân là mẫu nào?
Pháp luật
Điều kiện mở quán game là gì? Chủ quán game được quyền mở cửa kinh doanh đến mấy giờ trong ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ trò chơi điện tử
688 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ trò chơi điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ trò chơi điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào