Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi trò chơi điện tử G1 với những đối tượng nào?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi trò chơi điện tử G1 với những đối tượng nào?
- Không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em không?
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi trò chơi điện tử G1 với những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
...
4. Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
a) Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
b) Đối với trò chơi G1 thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi trò chơi điện tử G1 với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trò chơi điện tử G1 (Hình từ Internet)
Không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 39 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng như sau:
Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không đáp ứng một trong các điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
b) Quảng cáo trò chơi điện tử G1 khi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản;
c) Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt;
d) Không thực hiện đăng ký hoặc thực hiện đăng ký không đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1;
đ) Không áp dụng biện pháp, giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo quy định.
e) Hệ thống quản lý thanh toán cho trò chơi điện tử không đặt tại Việt Nam hoặc không kết nối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam hoặc không cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài khoản thanh toán của mình.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp không áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 70.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?