Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải thành lập cơ sở bán lẻ sau khi đã được cấp Giấy phép kinh doanh phân phối bán lẻ không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối hay không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải thành lập cơ sở bán lẻ sau khi đã được cấp Giấy phép kinh doanh phân phối bán lẻ không?
- Có trường hợp nào doanh nghiệp muốn thực hiện quyền phân phối bán lẻ phải thành lập cơ sở bán lẻ hay không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối hay không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, ngoại trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải thành lập cơ sở bán lẻ sau khi đã được cấp Giấy phép kinh doanh phân phối bán lẻ không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về cơ sở bán lẻ như sau:
8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Như vậy, cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Hiện nay, việc bán lẻ đối với nhiều doanh nghiệp không nhất thiết phải diễn ra tại một địa điểm nhất định, doanh nghiệp có thể tham gia bán lẻ hàng hóa theo các hình thức như sau:
- Hình thức trực tuyến qua internet: trên mạng xã hội, lập trang thương mại điện tử bán hàng hóa
- Tham gia sàn thương mại điện tử của bên thứ 3 như Tiki, Lazada, Tik Tok Shop,...
- Qua điện thoại, email, fax, nhân viên kinh doanh đến giới thiệu sản phẩm trực tiếp
Có thể hiểu đơn giản nhất là không giao dịch, giao nhận hàng hóa với khách hàng tại một địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa theo các hình thức: (i) trực tuyến qua internet; (ii) tham gia sàn thương mại điện tử của bên thứ 3; (iii) qua điện thoại, email, fax, nhân viên kinh doanh đến giới thiệu sản phẩm trực tiếp, thì doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ.
Có trường hợp nào doanh nghiệp muốn thực hiện quyền phân phối bán lẻ phải thành lập cơ sở bán lẻ hay không?
Căn cứ theo Điểm c Khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
b) Đáp ứng tiêu chí sau:
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Như vậy, đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí, việc cấp Giấy phép kinh doanh chỉ được xem xét đối với các doanh nghiệp đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Hay nói cách khác, nếu muốn phân phối bán lẻ các mặt hàng này, doanh nghiệp phải có cơ sở bán lẻ.
Tóm lại, nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa theo các hình thức: (i) trực tuyến qua internet; (ii) tham gia sàn thương mại điện tử của bên thứ 3; (iii) qua điện thoại, email, fax, nhân viên kinh doanh đến giới thiệu sản phẩm trực tiếp, thì doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục thành lập cơ sở bán lẻ.
Trừ trường hợp, doanh nghiệp muốn phân phối bán lẻ các mặt hàng gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì doanh nghiệp phải có cơ sở bán lẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?