Doanh nghiệp cố tình giữ văn bằng của người lao động sau khi đào tạo thì có bị xử phạt vi phạm không?
Doanh nghiệp có thể giữ văn bằng của người lao động sau khi được đào tạo hay không?
Tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:
"Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động."
Đồng thời, Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Theo quy định nêu trên có thể thấy khi giao kết hợp đồng, thì đối với các bản gốc văn bằng, chứng chỉ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ không được giữ kể cả trường hợp người sử dụng lao động bỏ kinh phí để đào tạo, huấn luyện.
Văn bằng
Doanh nghiệp đầu tư đào tạo cho người lao động thì có yêu cầu trả lại bằng khi thôi việc không?
Hiện không có quy định về rút bằng cấp, bản chất đây là chứng chỉ này xác nhận người lao động đã hoàn thành việc huấn luyện, đào tạo nên dù nghỉ thì người lao động cũng đã hoàn thành việc huấn luyện đó rồi.
Các chứng chỉ không phải tài sản cho mượn để lấy lại. Không có căn cứ nào để người sử dụng lao động yêu cầu người lao động trả lại bằng, tức là doanh nghiệp có yêu cầu mà người lao động không trả cũng không sao, không có cơ chế nào để xử lý.
Doanh nghiệp cố tình giữ văn bằng của người lao động sau khi đào tạo thì có bị xử phạt vi phạm không?
Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm, giữ bản chính văn bằng chứng chỉ của người lao động thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
[...]
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này."
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động bỏ kinh phí ra đào tạo, sau khi đào tạo được cấp chứng nhận, chứng chỉ mà người sử dụng lao động giữ bản chính của các chứng nhận, chứng chỉ này thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định mức phạt áp dụng đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần so với mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Do đó, nếu công ty bạn vi phạm thuộc khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.
Đồng thời, ngoài hình thức phạt tiền thì người sử dụng lao động còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tiến hành trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?