Doanh nghiệp có thể thanh toán bằng ngoại tệ cho một bên trung gian để bên trung gian thanh toán cho doanh nghiệp ở nước ngoài không?
- Có các loại ngoại hối nào được pháp luật Việt Nam quy định?
- Có được thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam không?
- Cá nhân có được phép sở hữu và cất giữ ngoại tệ khi mà các giao dịch và hoạt động khác bằng ngoại hối bị hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam hay không?
- Doanh nghiệp có thể thanh toán bằng ngoại tệ cho một bên trung gian để bên trung gian thanh toán cho doanh nghiệp ở nước ngoài không?
Có các loại ngoại hối nào được pháp luật Việt Nam quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về ngoại hối như sau:
Điều 6. Giải thích từ ngữ
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
..."
Có được thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam không?
Theo Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN cũng quy định về việc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối."
Căn cứ quy định chung tại Điều 22 Pháp Lệnh ngoại hối 2005 (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013) như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp quy định được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được pháp luật quy định.
Thanh toán bằng ngoại tệ
Cá nhân có được phép sở hữu và cất giữ ngoại tệ khi mà các giao dịch và hoạt động khác bằng ngoại hối bị hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam hay không?
Theo Điều 24 Pháp Lệnh ngoại hối 2005 quy định về việc sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân như sau:
"Điều 24. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
1.Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác.
2.Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt."
Từ căn cứ quy định trên thì có thể thấy cá nhân vẫn có quyền sở hữu, sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam; được mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác; được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt.
Doanh nghiệp có thể thanh toán bằng ngoại tệ cho một bên trung gian để bên trung gian thanh toán cho doanh nghiệp ở nước ngoài không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định về các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
"Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
6. Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:
a) Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;
b) Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu."
Như vậy trường hợp này bên A là bên ủy thác vẫn có thể chuyển khoản cho bên B là bên nhận ủy thác bằng USD để bên B trả cho bên C là bên bán sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?