Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực có được chứng nhận lại không?
- Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực có được chứng nhận lại không?
- Trình tự thủ tục chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam cho doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Mã số sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam của doanh nghiệp được quy định ra sao?
Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực có được chứng nhận lại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam
1. Việc xem xét, đánh giá và chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện một trong những trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực. Ba (03) tháng trước khi Quyết định hết hiệu lực, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận lại;
b) Có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm mà những thay đổi đó ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
...
Theo đó, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục gắn Nhãn xanh Việt Nam sau khi Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp được xem xét, đánh giá và chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam.
Ba tháng trước khi Quyết định hết hiệu lực, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận lại.
Nhãn xanh Việt Nam (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam cho doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự thủ tục chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam cho doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Chứng nhận lại sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam
...
2. Trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại được thực hiện như đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam lần đầu.
...
Bên cạnh đó, theo Điều 7 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam bao gồm:
1. Một (01) Đơn đề nghị chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này;
2. Một (01) bản chính Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 còn hiệu lực do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật cấp; hoặc một (01) bản sao y bản chính có chứng thực giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 do tổ chức công nhận là thành viên của Diễn đàn Công nhận quốc tế (IFA), Hiệp hội Công nhận Thái Bình Dương (PAC) cấp; hoặc tiêu chuẩn tương đương;
3. Một (01) bản chính Báo cáo đánh giá sản phẩm đáp ứng tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho từng nhóm sản phẩm tương ứng, kèm theo kết quả thử nghiệm do Tổ chức thử nghiệm cấp có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Tổng cục Môi trường nhận được Hồ sơ đăng ký hợp lệ;
4. Một (01) bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
5. Một (01) bản chụp hoặc vẽ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm có kích cỡ bằng 21 cm x 29 cm.
Ngoài ra, theo Điều 8 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy trình chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được gửi tới Tổng cục Môi trường. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường giao 01 (một) bộ phận chuyên môn thuộc Tổng cục làm đơn vị thường trực đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được chấp nhận đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đánh giá hồ sơ đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam trên cơ sở xác định mức độ phù hợp của hồ sơ đăng ký với tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam.
4. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm ký Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam. Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam được thông báo tới doanh nghiệp ngay khi được ký ban hành.
5. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
Theo đó, trình tự, thủ tục chứng nhận lại Nhãn xanh Việt Nam được thực hiện như đăng ký chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam lần đầu theo các quy định cụ thể nêu trên.
Mã số sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam của doanh nghiệp được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 41/2013/TT-BTNMT quy định quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam như sau:
Quyết định chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam
...
2. Mã số sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo số của Quyết định Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam kèm theo năm được cấp.
...
Theo đó, mã số sản phẩm được chứng nhận Nhãn xanh Việt Nam theo số của Quyết định Chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí Nhãn xanh Việt Nam kèm theo năm được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?