Doanh nghiệp có được xem các quyết định nhân sự là phụ lục hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động hay không?
Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động được định nghĩa như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động (Hình từ Internet)
Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì phụ lục lao động được quy định như sau:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Từ quy định trên, có thể thấy rằng, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của Hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp có được ban hành các quyết định về nhân sự và xem các quyết định này là phụ lục hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì phụ lục lao động được quy định:
Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
Theo quy định này, trường hợp có bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng lao động cần được quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp và người lao động phải thỏa thuận và ký kết phụ lục hợp đồng lao động, đây hoàn toàn là thỏa thuận giữa hai bên.
Trong khi đó, các quyết định nhân sự (ví dụ: quyết định bổ nhiệm, quyết định kiêm nhiệm,...) thường là các quyết định mang tính chất đơn phương từ phía doanh nghiệp, không có sự thỏa thuận hoặc không thể hiện rõ ràng về sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.
Vì vậy, các quyết định về nhân sự không thể được xem là phụ lục hợp đồng lao động.
Phụ lục hợp đồng lao động có thể ký tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Từ quy định trên, có thể thấy rằng pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc một số điều khoản của hợp đồng cần được quy định chi tiết hơn thì đều có thể lập phụ lục hợp đồng.
Như vậy, số lượng phụ lục hợp đồng lao động tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?